Chúc Mừng Năm Mới

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc với nhiều phong tục tập quán độc đáo. Từ việc chuẩn bị mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa cho đến việc đi chúc Tết, lì xì, tất cả đều thể hiện sự trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Tết Nguyên đán
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đây là dịp để người Việt sum họp bên gia đình, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thần linh, và cầu mong một năm mới bình an, may mắn. Tết Nguyên đán được tính bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, và thường được gọi với cái tên thân thương là "Tết Ta", là để phân biệt với "Tết Tây" (năm mới theo Dương lịch).
Từ gần 1 tháng trước Tết Nguyên đán, không khí đón xuân đã rất nhộn nhịp ở mọi nơi. Các chợ hoa, chợ Tết đông vui nhộn nhịp, người người tấp nập đi sắm Tết. Các gia đình bắt đầu dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh tét. Mọi người bắt đầu sắp xếp công việc để về quê đón Tết. Tất cả tạo nên một không khí vui tươi, sống động, mang đậm nét truyền thống chỉ có thể tìm thấy được ở ngày Tết Việt Nam.
Có ai bắt buộc họ đâu, nhưng họ cứ về, vì cách gì trong một năm họ cũng phải trở về nhìn lại bàn thờ, ngôi mộ, cây cau, cúng ông bà, thăm họ hàng làng nước một lần, mà lần đó phải là ngày tết. Về quê ăn tết, đối với tất cả người Việt Nam tức là trở về nguồn cội để cảm thông với ông bà tổ tiên, với anh em họ hàng, với đồng bào thôn xóm; về quê ăn tết tức là để tỏ cái tinh thần lạc quan ra chung quanh mình, tỏ tình thương yêu cởi mở và biểu dương những tinh thần, những kỉ niệm thắm thiết vì lâu ngày mà quên đi mất.
“Thương nhớ mười hai”, Vũ Bằng
Hoa và mâm ngũ quả
“Đã thấy mấy vạt hoa vàng lòe xòe, đã thấy những trái dưa hấu bóng mẩy thẫm xanh chất tầng tầng trên chợ. Thế là Tết thật rồi.” - “Giao thừa”, Nguyễn Ngọc Tư.
Nói đến Tết là phải nói đến hoa. Tết Nguyên Đán là dịp để tạm gác lại những bộn bề lo toan, tìm về những khoảnh khắc yên bình với những thú vui tao nhã. Chơi hoa, trưng hoa là một trong số đó. Những loại hoa nổi bật đặc trưng của ngày Tết là hoa đào ở miền Bắc và hoa mai ở miền Nam, ngoài ra còn nhiều loài hoa khác như cúc, cát tường, lay ơn, v.v. Mỗi loài hoa mang một ý nghĩa riêng nhưng đều nhằm mang đến nguồn sinh khí mới, gửi gắm nhiều hy vọng và sự trù phú trong những ngày đầu năm.


Cùng với hoa là mâm ngũ quả. Tết về, mỗi gia đình dù là miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều cố gắng chuẩn bị thật đầy đủ và tinh tươm nhất cho mâm ngũ quả để dâng lên tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây, được sắp xếp khéo léo và kỳ công, với sự pha trộn màu sắc hài hoà, rực rỡ. Truyền thống này thể hiện lòng hiếu thảo, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” quý báu của người Việt, đồng thời gửi gắm mong ước về một năm mới đủ đầy, sung túc.

Five-fruit tray. @Shutterstock

Nhật Bản, như nhiều quốc gia trên thế giới, cũng tổ chức lễ hội chào đón năm mới với hy vọng một năm mới đầy niềm vui, may mắn và phát đạt. Dù không theo lịch Âm như nhiều nước châu Á khác nhưng tết cổ truyền Nhật Bản vẫn có những sắc thái văn hóa đặc trưng của phương Đông.
Tết cổ truyền Oshogatsu
Tết cổ truyền của Nhật Bản có tên gọi là "Oshogatsu", có nghĩa là "Chính Nguyệt", tượng trưng cho tháng đầu tiên của năm mới. Tên gọi Oshogatsu bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần Toshigamisama, vị thần năm mới tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt. Tết Oshogatsu diễn ra từ ngày 1 đến 3/1 Dương lịch, là một trong những dịp lễ hội quan trọng nhất trong năm tại Nhật Bản.

Một trong những nét văn hoá đặc sắc dịp đầu năm mới của người Nhật là treo Shimekazari trước cửa nhà hoặc trên bàn thờ. Shimekazari được bện từ cây gai dầu hoặc sợi rơm của lúa gạo và lúa mì, được tết thành nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến là kiểu vòng tròn.
Người Nhật tin rằng Shimekazari là cách để họ có thể chào đón những vị thần may mắn đến với gia đình và mang đến cho họ sự may mắn, bình an, sức khoẻ trong ngày đầu năm. Ngoài ý nghĩa về văn hoá, Shimekazari còn mang ý nghĩa nghệ thuật. Đây là vật trang trí vô cùng đẹp mắt, với sự phối màu hài hoà và bắt mắt từ những vật liệu tự nhiên, thể hiện tinh thần duy mỹ của người Nhật Bản.
Kadomatsu

Đến Nhật Bản vào những ngày đầu năm, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp Kadomatsu được đặt trước cửa nhà ở. Kadomatsu là món đồ trang trí nhà cửa dịp năm mới theo truyền thống của Nhật Bản, được làm từ những nguyên liệu tự nhiên như tre, thông và các loại lá cây khác, tạo nên một hình dáng độc đáo và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Kadomatsu không chỉ là vật trang trí mà còn được người Nhật xem như một biểu tượng thiêng liêng. Họ tin rằng vào đêm giao thừa, các vị thần sẽ xuống trần gian để ban phúc lành cho muôn nhà, và những chiếc kadomatsu này chính là nơi các vị dừng chân, mang đến những điều tốt prosperity.
“Túi Phúc” - Chiếc túi may mắn dịp đầu năm
Một trong những nét văn hoá đặc sắc của Nhật Bản vào năm mới là "Fukubukuro - 福袋" trong tiếng Nhật nghĩa là "túi Phúc".
Trong văn hóa Nhật Bản, năm mới là thời điểm để bắt đầu lại với những điều mới mẻ, và Fukubukuro mang ý nghĩa "may mắn" và "phước lành." Các thương hiệu sẽ ra mắt những chiếc túi chứa những sản phẩm bên trong được lựa chọn ngẫu nhiên và được bán theo nhiều mức giá, bắt đầu ngày 1/1 hàng năm và thường kéo dài trong tuần đầu tiên của năm.
Điểm thu hút của “túi Phúc” chính là giá trị thực tế của các món đồ bên trong thường cao hơn nhiều so với giá bán của túi. Khách hàng sẽ không biết cụ thể bên trong túi Phúc là các sản phẩm gì. Chính vì thế, việc mở túi mang lại cảm giác háo hức và thú vị, cũng tương tự như mở một món quà và đón nhận những điều bất ngờ mà tương lai mang lại, mang ý nghĩa của sự may mắn và thịnh vượng cho năm mới.

Món quà từ areme
Năm mới đang đến rất gần, mở ra nhiều hy vọng và cơ hội mới. areme chân thành cảm ơn quý khách hàng, quý đối tác và bạn bè đã trở thành những người đồng hành của thương hiệu trong những bước đi đầu tiên.
areme mong rằng trong hành trình phía trước, thương hiệu sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng và đồng hành của quý khách hàng, quý đối tác để mang đến những trải nghiệm mùi hương độc đáo từ tự nhiên với hướng tiếp cận bền vững, khoa học, đóng góp cho cộng đồng địa phương và nâng cao nhận thức tiêu dùng có trách nhiệm và khuyến khích lối sống xanh.
areme gửi lời chúc đến quý khách hàng, quý đối tác gia đình một năm mới thành công, hạnh phúc.
areme
areme giới thiệu chiếc "túi Phúc" đặc biệt cho dịp năm mới 2025. Cùng trải nghiệm những mùi hương được lựa chọn ngẫu nhiên và cảm nhận niềm hứng khởi bất ngờ.
Năm mới đến, areme muốn giới thiệu đến bạn các bộ quà tặng đặc biệt, với những mùi hương độc đáo và biểu tượng của chúng tôi.